Phần mềm Proteus cung cấp khả năng mô phỏng các loại thiết bị điện tử. Tuy rằng thư viện ban đầu không hỗ trợ Arduino nhưng chúng ta có thể bổ sung thêm. Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu cách thức mô phỏng Arduino trong Proteus.
B42 – Sử dụng cảm biến SHT3x
Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm SHT3x được sử dụng để đo nhiệt độ và độ ẩm với chuẩn giao tiếp I2C rất dễ dàng để kết nối và giao tiếp với vi điều khiển. SHT30 là bản nâng cấp của họ SHT10 của hãng Sensirion với độ ổn định và chính xác cao. Đây là sự thay thế tốt đối với dòng DHTxx rẻ tiền.
Continue reading “B42 – Sử dụng cảm biến SHT3x”B41 – Làm quen màn hình cảm ứng HMI
Màn hình HMI của Nextion hỗ trợ cảm ứng. Tùy theo chủng loại mà có loại cảm ứng điện dung hoặc điện trở. Trong bài này chúng ta cùng làm quen với màn hình HMI và xem cách thức sử dụng đơn giản.
B40 – Thử nghiệm mạch HC-12
Mạch thu phát truyền thông không dây RF HC-12 bản nâng cấp của HC-11 sử dụng chip thu phát sóng SI4463 từ Texas Instrument và khuếch đại nâng phạm vi hoạt động lên 1000m theo điều kiện lý tưởng. HC-12 hoạt động trên dải tần 433MHz. Điểm ưu việt của HC-12 là module được trang bị thêm một chip STM8 có nhiệm vụ chuyển từ giao tiếp SPI trên SI4463 sang giao tiếp UART với bộ tập lệnh dễ sử dụng.
Continue reading “B40 – Thử nghiệm mạch HC-12”B39 – Thử nghiệm cảm biến Hall AH276
AH276 là một cảm biến Hall tích hợp với đệm đầu ra được thiết kế để chuyển mạch điện tử của động cơ DC không chổi than. Thiết bị bao gồm một cảm biến Hall để cảm biến từ tính, một bộ khuếch đại khuếch đại điện áp Hall, một bộ kích hoạt Schmitt để cung cấp độ trễ chuyển mạch để loại bỏ tiếng ồn, một mạch bù nhiệt độ để bù chênh lệch nhiệt độ của cảm biến Hall và hai mạch lái cực thu mở để chịu dòng tải lớn.
Continue reading “B39 – Thử nghiệm cảm biến Hall AH276”B38 – Sử dụng gia tốc kế điện tử ADXL345
Gia tốc kế điện tử có thể được sử dụng để đo góc nghiêng cũng như xác định hướng của vật thể trong không gian. Tùy từng loại gia tốc kế, chúng ta có thể đọc dữ liệu theo 1 chiều (trục), 2 chiều hoặc 3 chiều. Trong bài này, gia tốc kế ADXL345 cung cấp thông tin 3 trục xyz.
B37 – Sử dụng cảm biến chuyển động RCWL-0516
Cảm Biến Radar RCWL-0516 dùng để phát hiện chuyển động bằng sóng radar với khoảng cách phát hiện từ 5 đến 9m. Sóng có thể xuyên một số vật cản bằng nhựa, gỗ mỏng nên có thể đặt trong hộp để bảo vệ. Cảm biến có độ nhạy và độ bền cao.
Continue reading “B37 – Sử dụng cảm biến chuyển động RCWL-0516”B36 – Sử dụng cảm biến siêu âm IOE SR-05
Không giống những cảm biến siêu âm tiệm cận khác, IOE SR-05 giao tiếp với vi điều khiển thông qua chuẩn USART. Điều này giúp tăng độ chính xác và dễ kiểm soát chương trình hơn.
Continue reading “B36 – Sử dụng cảm biến siêu âm IOE SR-05”B35 – Sử dụng cảm biến BME280
Cảm biến BME280 cung cấp thông số về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khí quyển. Các bo mạch gắn sẵn BME280 có giá thành rẻ, dễ kết nối giúp việc tiếp cận và sử dụng cảm biến này ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Continue reading “B35 – Sử dụng cảm biến BME280”B34 – Sử Dụng Ngắt Với Cảm Biến Hồng Ngoại RPR-220
Ngắt là một kỹ thuật được dùng rất nhiều với vi điều khiển. Sử dụng ngắt giúp giảm tải việc chương trình phải thường xuyên quét trạng thái. Mỗi khi xảy ra sự kiện tạo ngắt, chương trình ngắt được thực hiện và sau đó tự động quay lại chương trình chính. Trong bài này, chúng ta sẽ sử dụng ngắt với công tắc hồng ngoại RPR-220.
Continue reading “B34 – Sử Dụng Ngắt Với Cảm Biến Hồng Ngoại RPR-220”