Trong bài trước, chúng ta đã làm quen và biết cách sử dụng thư viện để hiển thị ký tự hoặc chuỗi lên màn hình. Trong bài này, chúng ta sẽ hiển thị hình ảnh với OLED sử dụng thư viện mới và phần mềm tạo hình ảnh GIMP.
Continue reading “B33 – Hiển thị hình ảnh với OLED (P2)”B32 – Điều khiển thiết bị qua Internet với Blynk
Chúng ta đã có những dự án điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động với kết nối Wifi hoặc Bluetooth. Tuy nhiên, chúng cần hoạt động trong cùng một mạng dẫn đến khoảng cách bị giới hạn. Trong bài này chúng ta sẽ thực hiện điều khiển thiết bị qua Internet với Blynk. Bằng cách này, chúng ta có thể điều khiển bất kỳ thiết bị nào, tại bất kỳ đâu miễn sao có kết nối đến Internet.
Continue reading “B32 – Điều khiển thiết bị qua Internet với Blynk”B31 – Sử dụng NodeMCU với Arduino IDE
NodeMCu là một hệ thống tích hợp chip Wifi ESP8266 của Expressif cùng với chip giao tiếp USB CP2102. Với bản Trung quốc thì chip USB là CH340 giống như bản Arduino. Có thể coi NodeMCU là thiết bị tích hợp Wifi rẻ nhất hiện nay. Phiên bản mới nhất hiện là V3 với tên gọi ESP-12.
B30 – Sử dụng Servo
Servo được sử dụng khá nhiều trong các hệ thống làm nhiệm vụ điều khiển vị trí hoặc góc quay của thiết bị. Servo thực chất là một động cơ DC với hệ thống bánh răng đặc biệt giúp nó có thể được điều khiển chính xác góc quay. Trong bài này chúng ta làm quen với việc sử dụng Servo.
B29 – Kết nối, kiểm tra và sử dụng OLED 1,3 inch
Màn hình LCD loại 16×2 hoặc tương tự có giới hạn về kích thước và hình ảnh, ký tự có thể hiển thị. Màn hình OLED mới có giá thành không cao, đồng thời có thể hiển thị cả ký tự cũng như hình ảnh đặc biệt. Trong bài này, chúng ta sẽ thử kiểm tra và sử dụng OLED 1,3 inch phổ thông.
Continue reading “B29 – Kết nối, kiểm tra và sử dụng OLED 1,3 inch”
B28 – Rút gọn chân LCD với PCF8574
LCD là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến để hiển thị thông tin. Khác với LED 7 đoạn hay ma trận điểm. LCD cho phép hiển thị một dải rộng các kiểu ký tự và số lượng ký tự cũng nhiều hơn. Thông thường nhất là loại LCD 16×2. Tuy nhiên, kết nối đến LCD thường đòi hỏi số lượng chân khá nhiều. Điều này làm giảm khả năng sử dụng thiết bị khác. Trong bài này, ta sẽ kết nối rút gọn chân LCD với PCF8574 dùng chuẩn kết nối I2C.
B27 – Sử dụng Arduino Pro mini
Khi mà Arduino Uno được biết đến như 1 mạch cơ bản để học và thử nghiệm thì Arduino còn cung cấp rất nhiều kiểu mạch khác. Trong đó có dòng Pro mini, nó sử dụng IC vi điều khiển giống như Uno nên được xem là tương thích. Điểm đặc biệt là Pro mini có kích thước nhỏ hơn và giá thành thấp hơn Uno. Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu sử dụng Arduino Pro mini.
B26 – Sử dụng K-thermocouple
Các cảm biến thông thường có giải đo hẹp. Sử dụng K-thermocouple cho phép đo nhiệt độ trong giải rộng hơn rất nhiều. Với IC hỗ trợ MAX6675, ta có thể đo nhiệt độ từ 0 đến 1000 độ C. Với K-thermocouple ta có thể làm mạch đo trong lò nướng, nồi hấp, lò bánh để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ.
B25 – Thử nghiệm DFPlayer Mini MP3
DFPlayer Mini MP3 là mạch phát tập tin âm thanh kiểu máy chơi nhạc MP3. Mạch có thể được sử dụng riêng lẻ chỉ cần pin, loa và nút nhất hoặc kết hợp với vi điều khiển có giao tiếp chuẩn USART.
B24 – Kiểm tra và thử nghiệm thẻ RFID
RFID (viết tắt thuật ngữ tiếng Anh: Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Trong bày này ta sẽ sử dụng Arduino để kiểm tra và thử nghiệm thẻ RFID.