Mở rộng ứng dụng từ bài trước với chip thời gian thực, chúng ta sẽ làm một đồng hồ hẹn giờ báo thức. Giờ báo thức có thể được điều chỉnh bằng nút nhấn và thông số được hiển thị trên màn hình.
P4 – Xe điều khiển bằng Bluetooth
Những chiếc xe đồ chơi điều khiển từ xa hiện nay có giá khá rẻ, chỉ vài trăm nghìn đồng. Sau một thời gian chơi, mạch có thể bị hỏng do va đập, ẩm mạch khiến xe không thể điều khiển. Tận dụng động cơ và khung xe có sẵn, ta sẽ gắn mạch Bluetooth và thực hiện điều khiển xe qua điện thoại di động.
P3 – Đồng hồ vạn niên với RTC DS1307
Chip thời gian thực DS1307 có giá thành rẻ, độ chính xác tương đối. Hiện nay chip DS1307 thường được gắn sẵn lên mạch có kèm pin nên rất dễ sử dụng.
P2 – Nhiệt độ & độ ẩm với DHT11
Cảm biến DHT11 cho phép đọc cả nhiệt độ và độ ẩm. Với giá thành rẻ, đây là một lựa chọn phù hợp cho những dự án nhỏ không cần độ chính xác cao. Phiên bản DHT22 có độ chính xác cao hơn nhưng đắt tiền hơn.
P1- Nhiệt kế điện tử dùng DS18B20
Cảm biến nhiệt độ DS18B20 có giải đo rộng (–55°C –> +125°C) độ chính xác cao, sai số nhỏ và giá thành hợp lý. Sử dụng kết nối chuẩn 1-wire cho phép tiết kiệm chân nối vi xử lý đồng thời giao tiếp cũng thuận tiện hơn.
B23 – Kiểm tra và thử nghiệm ESP8266
Hiện nay, xu thế IoTs đang rất mạnh. Mạch ESP8266 cho phép kết nối vi xử lý với internet thông qua wifi. Với giá rẻ và dễ sử dụng, ESP8266 đang được sử dụng khá rộng rãi.
Trong bài này, ta sẽ kết nối với Arduino để kiểm tra kết nối thử wifi. Đồng thời, điều chỉnh tốc độ giao tiếp của mạch để tương thích với Arduino.
B22 – Sử dụng LCD 16×2
Màn hình LCD 16×2 có 2 hàng và 16 cột tương ứng 16 ký tự có thể hiển thị trên mỗi hàng. Đây là loại màn hình LCD phổ biến nhất khi dùng cho các ứng dụng vừa và nhỏ.
LCD 16×2 có 16 chân, kết nối với vi xử lý qua 11 chân còn 5 chân còn lại để cấp nguồn và chỉnh độ sáng.
B21 – Sử dụng cảm biến chuyển động (PIR Motion sensor)
Cảm biến chuyển động PIR phát hiện ánh sáng hồng ngoại của người khi đứng trước đầu thu. Sử dụng cảm biến PIR khá đơn giản. Ngoài hai chân cấp nguồn (5V và GND) thì chỉ có 1 lối ra. Bình thường lối ra có trạng thái 0, điện áp 0V. Khi có người đứng trước cảm biến, lối ra lên trạng thái 1, điện áp khoảng 3V. Thời gian chân ra có trạng thái lên cao tùy thuộc từng loại PIR, khoảng vài giây.
Continue reading “B21 – Sử dụng cảm biến chuyển động (PIR Motion sensor)”
B20 – Sử dụng cảm biến siêu âm SRF08 (I2C bus)
Cảm biến siêu âm SRF08 có độ chính xác cao hơn SEN136B5B nhưng phức tạp hơn. Để kết nối với bo Arduino, ta phải sử dụng chuẩn kết nối I2C chứ không phải chỉ dùng 1 dây như SEN136B5B.
Continue reading “B20 – Sử dụng cảm biến siêu âm SRF08 (I2C bus)”
B19 – Đo khoảng cách bằng cảm biến siêu âm (Sonar SEN136B5B)
Cảm biến siêu âm SEN136B5B là sản phẩm của hãng Seeedstudio. Nó có khả năng đo khoảng cách của vật thể đặt phía trước trong khoảng từ 3cm đến 400cm. Nó phát ra một chuỗi xung âm thanh và đo âm phản hồi. Cảm biến này đơn giản, chỉ có 3 chân, 2 chân cấp nguồn và 1 chân tín hiệu. Trong ví dụ này, bo Arduino sẽ phát ra một xung ngắn và dò tín hiệu phản hồi. Quãng thời gian của xung phản hồi tương ứng với thời gian âm thanh đi và bật trở lại. Dựa trên thông tin về vận tốc âm thanh, ta sẽ tính được quãng đường.
Continue reading “B19 – Đo khoảng cách bằng cảm biến siêu âm (Sonar SEN136B5B)”